Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XV, khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Lợi dụng cơ hội đó giặc Minh nhảy vào xâm lược nước ta, vua nhà hậu Trần là Trần Trùng Quang kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa đánh quân Minh. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhân dân khắp nơi đứng lên chống giặc. Trong số đó có nữ tướng quê ở
Hà Tĩnh, tục truyền gọi là "Nữ tướng Châu chấu". Bà đã cầm quân đánh giặc Minh, lập được nhiều chiến công lớn. Nhưng không may bà bị hy sinh, để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân lập đền thờ ở vùng Kẻ Ngù để ghi nhớ công ơn.
Đền Voi Mẹp được
Xây dựng trên một khu đất cao ráo, xung quanh cây cối um tùm. Phía trước là dòng sông và có chợ
Chùa Nổi tiếng. Đền có quy mô đồ sộ, với cổng, cột nanh, tiếp theo là ba toà nhà bằng gỗ lim to,
Kiến trúc chữ "tam". Bên trong chạm trổ tinh vi, với nhiều đề tài phong phú, đa dạng. Nhiều kiểu chạm lộng và khắc rất tinh xảo với những đề tài như: rồng ngậm ngọc, hoa sen, cuốn thư...
Với giá trị lịch sử và nghệ thuật còn lại trên những xà, kẻ của ngôi đền, thì đền Voi Mẹp xứng đáng là một
Di tích tiêu biểu của vùng Đức Thọ văn vật và là niềm tự hào của
Kiến trúc Hà Tĩnh.